How to active ESET NOD32 Antivirus 9
1. Go to http://trialeset.ru/ to get trial user and pass
2. Copy user and pass and paste them into https://my.eset.com/convert?culture=en-us
3. Convert and get license
4. Put license to ESET NOD32
5. Enjoy
http://www.gocduhoc.com/2005/11/13/ta-ra-fellowship-or-scholarship/
Việc tìm kiếm học bổng để đi du học là một điều tất yếu của những sinh viên muốn đi du học sau đại học, trong bài viết này mình mong muốn làm rõ sự khác biệt giữa các lọai Financial Aid mà bạn có thể nhận được khi apply du học sau đại học ở các trường ở Mỹ.
Khi bạn đã theo học PhD thì không trường nào mong đợi sinh viên phải tự trả các khoản chi phí cũng như là tiền để sống như khi bạn còn học ở Undergraduate. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì khi lên đến PhD thì người ta sẽ nói là làm chứ không còn là “học PhD” do đó chuyện sinh viên không phải chi bất kì một khoản nào trong quá trình học là chuyển hiển nhiên nhất là khi làm PhD ở Mỹ.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt không có từ để dịch một cách sát nghĩa nhất Teaching Assistantship, Research Assistantship, Fellowship hay Scholarship trong tiếng Anh. Chính vì lẽ đó mà ngay cả trên báo chí đã rất lạm dùng từ “học bổng”. Về bản chất các từ này hoàn toàn khác nhau trong tiếng Anh nhưng trong tiếng việt thì lại chỉ có một ý nghĩa chung là “học bổng”. Trong tiếng Việt khi nghe nói đến học bổng thì chúng ta thường nghĩ đến nhưng người học giỏi và được trao học bổng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: nếu như trong lớp bạn ai đến lớp đều nhận được một khoản tiền thì đó còn được gọi là học bổng không? Vì mà khi nghe nói đến hai từ học bổng để theo học ở Mỹ do các trường ở Mỹ cấp thì các bạn liền nghĩ đó phải là một người xuất sắc. Tuy nhiên nếu các bạn biết rằng mọi sinh viên ở Mỹ được nhận vào PhD program phần lớn đều được nhận “một khoản tiền” mà chúng ta vẫn dịch ra là “học bổng”, thì hẳn các bạn sinh viên đang apply cũng tự tin lên nhiều.
Sự khác biệt giữa Scholarship, Fellowship và Teaching Assistantship, Research Assistantship
Thực ra từ học bổng trong tiếng Việt gần đúng nhất với từ Scholarship hay Fellowship, bởi vì khi đó người ta cho tiền mình đi học và mình không phải làm bất cứ điều gì (có nghĩa là không phải bạn kiếm được số tiền đó dựa trên sự lao động của bạn). Có thể kể tên ra ở đây một số học bổng như thế: VEF (Mỹ), EIFFEL (Pháp), Gates Cambridge(Anh) … những học bổng kiểu này không đòi hỏi bạn phải làm việc trong quá trình học dù đó là theo nghĩa chân tay hay trí óc.
Nhưng với Teaching Assistantship, Research Assistanship được dịch thành “học bổng” trong tiếng Việt đã làm thay đổi cách nhìn nhận của sinh viên về những “học bổng kiểu này”. Nó dễ làm cho sinh viên Việt Nam hiểu sai đi bản chất của các loại “học bổng” này. Nếu như các bạn hay vào trang web của các trường Đại Học Mỹ thì sẽ thấy ngay là người ta không có một mục nào gọi là “học bổng” (Scholarship) mà chỉ có Financial Aid (dịch theo nghĩa tiếng Việt là trợ cấp tài chính). Chính vì lý do này mà đã rất nhiểu bạn hỏi tôi là tại sao tìm Scholarship cho PhD khó thế. Tất nhiên là khó rồi vì bạn đâu có tìm đúng key word!!!! Tại sao lại như thế?Phần lớn PhD students ở Mỹ nhận được Financial Aid dưới dạng Teaching Assistantship hoặc Research Assistantship.Câu trả lời ở đây nằm ngay chính trong bản thân từ (Financial Aid). Bạn sẽ được nhà trường giúp đỡ tạo điều kiện để có thể đủ tiền chi trả học phí cũng như là ăn ở. Mà ở Mỹ có câu nói rất hay: “Nothing is free”. Trường cho bạn tiền thì bạn cũng phải làm gì đó cho trường và đó chính là sự lao động của bạn. Có thể bạn hiểu lầm lao đông ở đây là lao động chân tay như không phải thế. Trong môi trường Đại học người ta sẽ tạo cho bạn cơ hội lao động trí óc. Phần lớn sinh viên theo học PhD ở Mỹ là theo dạng: Teaching Assistantship hoặc là Research Assistanship.
Teaching Assistanship
Nếu bạn đi theo dạng này thì bạn phải đi dạy hoặc là làm trợ giảng trong các lớp cho giáo viên. Công việc này có thể bao gồm chấm bài hoặc là giải đáp thắc mắc cho sinh viên. Điểm thuận lợi của Teaching Assistantship là bạn sẽ có thêm kinh nghiệm giảng dạy nhưng bên cạnh đó bạn sẽ tốn một khoản thời gian khá lớn để làm việc đó thay vì tập trung nghiên cứu cho chủ đề tiến sĩ của bạn. Vì vậy, PhD students chẳng ai mặn mà lắm với Teaching Assistanship. Tất nhiên có còn hơn không nhưng mà nếu người ta có thể tìm được Research Assistanship thì người ta sẽ chọn ngay RA.
Research Assistantship
Nguồn tài chính để làm nghiên cứu của các thầy trong khoa chủ yếu đến từ các Grants. Chính vì đều này mà một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các thầy là viết Proposal để xin tiền làm nghiên cứu: có thể là từ chính phủ hay từ các công ty. Và nhớ lại câu Nothing is Free. Có tiền rồi nhưng để nhận đựơc trong các năm tiếp theo thì phải làm cho ra kết quả và publish. Vậy thì ai làm bây giờ .. các thầy bận rộn với các ý tưởng để viết proposal, rồi bao nhiêu là chuyện nên đương nhiên là phải thuê người làm rồi. Người thuê ở đây có thể là Post doc nhưng rẻ hơn hết là Graduate Students. Nếu hiểu được điều đó thì sẽ hiểu được bản chất của Research Assistanship. Vậy thì có người nói tốt chứ sao vừa được làm nghiên cứu vừa có tiền nhưng đó là trong trường hợp chủ đề nghiên cứu của bạn trùng với Proposal và một công đôi việc. Nhưng trong trường hợp ngược lại thì bạn phải làm một lúc hai việc: nghiên cứu cho thầy để kiếm sống cũng như là có publications và nghiên cứu chủ đề tiến sĩ để hoàn thành luận án. Có lẽ chính vì lí do này mà thời gian làm Tiến sĩ ở Mỹ có thể rất dài.
Cũng có trường hợp đang giữa chừng (4th year) thầy hết tiền hay nói cách khác là Grant hết hạn thì biết làm sao? Khi đó thì bạn phải đi làm Teaching Assistant để lấy tiền đó tiếp tục làm nghiên cứu thôi. Việc sinh viên phải làm Teaching Assistantship để hoàn thành luận án tiến sĩ không phải là chuyện hiếm.